Văn hoá Cộng_hòa_Dân_chủ_Đức

Bài chi tiết: Văn hoá Đông Đức

Âm nhạc

Ban đầu các nghệ sĩ được chờ đợi chỉ biểu diễn bằng tiếng Đức, nhưng cuối thập kỷ sáu mươi điều này đã thay đổi. Điều này có vẻ là một sự bắt ép lôgic từ phía các nhà lãnh đạo đảng nhưng nó thực sự không nổi tiếng trong giới trẻ. Có những quy định ngặt nghèo rằng mọi hoạt động nghệ thuật phải bị kiểm duyệt với mọi khán giả mở hay bị cho là chống chủ nghĩa xã hội[cần dẫn nguồn]. Ví dụ, ban nhạc Renft, có cách hành xử chính trị không đúng đắn, và cuối cùng đã tan rã.

PuhdysKarat là một trong những ban nhạc nổi tiếng nhất, đã tìm cách đưa các tư tưởng chỉ trích vào giai điệu của mình một cách gián tiếp, họ xuất hiện trong các tạp chí nổi tiếng của thanh niên như Neues Leben và Magazin. Các ban nhạc rock nổi bật khác gồm Wir, Dean Reed, City, SillyPankow. Đa số các nghệ sĩ đều thu âm theo nhãn hiệuAMIGA thuộc sở hữu nhà nước.

Những ảnh hưởng từ phương Tây xuất hiện ở mọi nơi bởi các tín hiệu TV và radio từ Klassenfeind (tầng lớp thù địch, có nghĩa "kẻ thù của giai cấp công nhân") có thể được thu ở nhiều phần thuộc phía đông, (một ngoại trừ đáng chú ý là Dresden, vì vị trí địa lý không thích hợp của nó trong thung lũng Elbe, khiến nó được đặt danh hiệu "Thung lũng không tín hiệu" -dù việc tiếp nhận hạn chế radio phía tây vẫn có thể thực hiện ở đó). Ảnh hưởng phương Tây dẫn tới sự thành lập nhiều nhóm "bí mật" với tư tưởng hoàn toàn theo phương Tây. Một số băng nhóm trong số đó là Die Skeptiker, Die ArtFeeling B. Ngoài ra, văn hoá hip hop cũng đã được thanh niên Đông Đức biết đến. Với các băng video như Beat StreetWild Style, thanh niên Đông Đức có thể phát triển một văn hoá hip hop của riêng họ.[16] Người Đông Đức chấp nhận hip hop với vị thể hơn là chỉ một hình thức âm nhạc. Toàn bộ văn hoá rap đường phố xung quanh đã tràn vào trong vùng và trở thành một lối thoát cho những thanh niên cảm thấy ngột ngạt.[17]

Âm nhạc cổ điển được khuyến khích, vì thế có hơn 50 dàn nhạc giao hưởng cổ điển trong một đất nước có dân số chỉ 16 triệu người.Xem thêm:

Johann Sebastian Bach sinh tại lãnh thổ Đông Đức và nơi sinh của ông ở Eisenach đã được chuyển thành bảo tàng về cuộc đời ông, ngoài ra còn hơn 300 hiện vật từ cuộc đời Bach. Năm 1980 bảo tàng này tiếp nhận hơn 70.000 du khách.

Tại Leipzig, một thư khố lớn với những bản ghi mọi tác phẩm âm nhạc của Bach đã được hoàn thành, cùng với nhiều tài liệu lịch sử và những bức thư của ông.

Hàng năm, học sinh từ khắp Đông Đức tụ tập trong cuộc thi mang tên ông tại Đông Berlin. Bốn năm một lần, một cuộc thi âm nhạc Bach quốc tế cho đàn piano và đàn dây được tổ chức.

Jazz

Bài chi tiết: Jazz tại Đức

Nhà hát

Volksbühne

Nhà hát Đông Đức ban đầu thuộc quyền quản lý của Bertolt Brecht, ông đã đưa về nước nhiều nghệ sĩ đang bị trục xuất và tái mở cửa Theater am Schiffbauerdamm với Berliner Ensemble của ông. Thay vào đó, những nguồn ảnh hưởng khác tìm cách thiết lập một "Nhà hát của Tầng lớp Lao động", biểu diễn bởi tầng lớp lao động và phục vụ tầng lớp lao động.

Sau khi Brecht chết, các xung đột bắt đầu xuất hiện giữa gia đình ông (quanh Helene Weigel) và các nghệ sĩ khác về di sản của Brecht. Heinz Kahlau, Slatan Dudow, Erwin Geschonneck, Erwin Strittmatter, Peter Hacks, Benno Besson, Peter PalitzschEkkehard Schall được coi là các học giả học trò của Bertolt Brecht.

Trong thập niên 1950 vị giám đốc người Thuỵ Sĩ Benno Besson với Deutsches Theater đã thu được thành công trong chuyến biểu diễn tại châu Âu và châu Á gồm cả Nhật Bản với "The Dragon" của Jewgenij Schwarz. Trong thập niên 1960, ông trở thành Intendant của Volksbühne thường làm việc cùng Heiner Müller.

Sau năm 1975 nhiều nghệ sĩ rời bỏ Cộng hoà Dân chủ Đức vì sự kiểm duyệt ngày càng gắt gao. Một kiểu nhà hát song song xuất hiện, tạo nên nhà hát "bên ngoài Berlin" trong đó các nghệ sĩ trình diễn tại các nhà hát địa phương. Ví dụ Peter Sodann lập ra neues theater tại Halle/SaaleFrank Castorf tại nhà hát Anklam.

Nhà hát và Cabaret có vị thế cao tại Cộng hoà Dân chủ Đức, cho phép nó hoạt động mạnh. Điều này thường khiến nó rơi vào tình trạng xung đột với nhà nước. Benno Besson từng nói: "In contrast to artists in the west, they took us seriously, we had a bearing."

Các nhà hát quan trọng:

Điện ảnh

Tại Cộng hoà Dân chủ Đức, ngành công nghiệp điện ảnh khá phát triển. Cơ quan phụ trách việc làm phim là DEFA[22], Deutsche Film AG, cơ quan này được chia nhỏ tiếp thành nhiều nhóm tại các địa phương, ví dụ, Gruppe Berlin, Gruppe Babelsberg hay Gruppe Johannisthal, nơi các đội địa phương quay và sản xuất phim. Bên cạnh các bộ phim cho đại chúng, ngành công nghiệp điện ảnh cũng trở nên nổi tiếng thế giới về các tác phẩm của mình, đặc biệt là những bộ phim dành cho trẻ em ("Das kalte Herz", các phiên bản phim của cuốn truyện cổ Grimm và các bộ phim hiện đại như "Das Schulgespenst").

Bộ phim của Frank Beyer "Jakob der Lügner" (Jacob kẻ nói dối; về sự hành quyết người Do thái trong Đế chế thứ Ba) và, "Fünf Patronenhülsen"(Five Bullet Shells) về sự kháng chiến chống chủ nghĩa phát xít, đã trở nên nổi tiếng thế giới.

Các bộ phim về các vấn đề đời sống hàng ngày như "Die Legende von Paul und Paula" (đạo diễn Heiner Carow) và "Solo Sunny" (đạo diễn Konrad WolfWolfgang Kohlhaase) cũng rất nổi tiếng.

Ngành công nghiệp điện ảnh đáng chú ý vì nó sản xuất ra Ostern, hay những bộ phim kiểu phương Tây. Thổ dân da đỏ trong những bộ phim này thường đóng vai trò những người bị đuổi khỏi đất đai và chiến đấu cho các quyền lợi của mình, trái ngược với các phim về người Mỹ miền Tây, nơi người da đỏ thường không hề được đề cập tới hoặc được thể hiện như những kẻ man rợ, hung ác. Người Nam Tư thường đóng vai người da đỏ, vì một số lượng nhỏ người da đỏ châu Mỹ sống ở Đông Âu. Gojko Mitić rất nổi tiếng trong những kiểu vai này, thường đóng vai thủ lĩnh ngay thẳng, tốt bụng và quyến rũ ("Die Söhne der großen Bärin" đạo diễn bởi Josef Mach). Ông đã trở thành một vị thủ lĩnh Sioux huyền thoại khi tới thăm Hoa Kỳ hồi thập niên 90 và một đoàn làm phim đã tháp tùng ông thể hiện bộ lạc trong những bộ phim của ông. Diễn viên và ca sĩ Mỹ Dean Reed, một người di cư sống ở Đông Đức, cũng đóng vai trong nhiều bộ phim. Những bộ phim này là một phần của hiện tượng sản xuất những bộ phim ở châu Âu về quá trình thực dân hoá châu Mỹ. Xem thêm Spaghetti Western và các bộ phim Tây Đức Winnetou (chuyển thể từ các tiểu thuyết của Karl May).

Vì sự kiểm duyệt một số bộ phim đáng chú ý đã bị cấm ở thời điểm đó và chỉ tái xuất hiện sau Wende năm 1990. Các ví dụ là "Spur der Steine" (đạo diễn bởi Frank Beyer) và "Der geteilte Himmel" (đạo diễn Konrad Wolf).

Điện ảnh tại Cộng hoà Dân chủ Đức cũng chiếu các bộ phim nước ngoài. Các bộ phim Tiệp Khắc và Ba Lan là thường thấy nhất, nhưng cũng có một số bộ phim phương Tây, nhưng số lượng của chúng bị hạn chế bởi phải mất ngoại tệ để mua giấy phép trình chiếu. Hơn nữa, những bộ phim thể hiện sự ưu việt của tư tưởng tư bản không được mua về. Các bộ phim hài được dân chúng ưa chuộng rộng rãi. như "Olsen Gang" của Đan Mạch hay các bộ phim hài của diễn viên Pháp Louis de Funès.

Thể thao

Đối với một nước nhỏ, người dân Đông Đức đã đạt được một số thành tựu đáng khâm phục trong nhiều môn thể thao gồm đua xe đạp, cử tạ, bơi, điền kinh, đấm bốc, trượt băng và các môn thể thao mùa đông khác.Một lý do của những thành công là sự lãnh đạo của Dr. Manfred Hoeppner bắt đầu từ cuối thập niên 1960.

Một lý do hỗ trợ khác là việc sử dụng Anabolic steroid, từng là loại chất doping bị phát hiện nhiều nhất tại các phòng thí nghiệm của IOC trong nhiều năm[23][24] và hiện bị mọi hiệp hội thể thao lớn cấm sử dụng. Nó cho phép Đông Đức, với một dân số khiêm tốn, trở thành nước hàng đầu thế giới về thể thao trong hai thập niên sau đó, giành một lượng lớn huy chương vàng Olympic và thế giới cùng nhiều kỷ lục.[25]

Một yếu tố khác mang lại thành công là hệ thống trợ giúp cho thanh niên tại Cộng hoà Dân chủ Đức. Khi một số trẻ em trong khoảng 6 tới 10 tuổi (hay lớn hơn) các giáo viên thể dục tại trường đã được khuyến khích tìm kiếm các tài năng từ lúc còn rất nhỏ. Với các học sinh lớn hơn có thể vừa theo học tại trường và tham gia tập luyện chuyên sâu một môn thể thao (ví dụ đua thuyền, bóng đá và bơi lội). Chính sách này cũng đã được sử dụng cho các học sinh có tài năng về âm nhạc hay toán học.

Các câu lạc bộ thể thao được trợ cấp nhiều, đặc biệt với các môn thể thao có thể mang lại uy tín quốc tế. Ví dụ, các giải đấu hockey trên băng và bóng rổ mỗi giải chỉ gồm hai đội (ngoại trừ thể thao trường học và đại học). Bóng đá là môn thể thao được ưa chuộng nhất. Các câu lạc bộ bóng đá như Dynamo Dresden, 1. FC Magdeburg, FC Carl Zeiss Jena, 1. FC Lokomotive LeipzigBFC Dynamo đã đạt một số thành công trên đấu trường châu lục. Nhiều cầu thủ bóng đá Đông Đức đã trở thành nhân tố không thể thiếu trong đội bóng quốc gia sau thống nhất, như Matthias SammerUlf Kirsten. Các môn thể thao khác cũng được nhiều người ưa chuộng như trượt băng, đặc biệt bởi nhân vật như Katharina Witt.

Người Đông Đức nhiệt thành ủng hộ các vận động viên của mình giành thắng lợi trong các cuộc thi đấu quốc tế vì các tình cảm yêu nước như tại các quốc gia khác, và không nghi ngờ rằng điều này góp một phần vào thành công mà đất nước có được. Tuy nhiên, như với nhiều quốc gia cộng sản khác, một nhận thức rộng rãi cho rằng sự thành công thể thao trên trường quốc tế sẽ quảng bá cho hệ thống kinh tế và chính trị của họ ra khắp thế giới. Trong trường hợp đặc biệt của Đông Đức, là nửa nhỏ của nước Đức bị chia rẽ bởi cuộc Chiến tranh Lạnh, thành công đặc biệt của Đông Đức được coi là nguồn khích lệ cho Cộng hoà Dân chủ Đức trên trường quốc tế như một nhà nước riêng biệt.

Tem và sưu tầm tem

Tem phát hành năm 1956 của Đông Đức.

Các nước Cộng sản đặt nặng tầm quan trọng cho việc sưu tầm tem và Cộng hoà Dân chủ Đức là một trong số các quốc gia in ra nhiều con tem đẹp. Tuy nhiên, giá trị sưu tầm của chúng thỉnh thoảng bị đặt nghi vấn ở phương Tây bởi hầu hết các con tem Cộng hoà Dân chủ Đức thường là một phần của một loạt 3 tới bốn con tem và một trong số chúng rất khó để được tìm thấy và vì thế có giá trị rất cao trên thị trường sưu tầm.

Vô tuyến truyền hình và radio

Vô tuyến và radio tại Đông Đức thuộc sự quản lý nhà nước. Rundfunk der DDR là cơ quan truyền tin radio chính thức từ năm 1952 tới năm thống nhất nước Đức. Tổ chức này có trụ sở tại Funkhaus Nalepastraße ở Đông Đức. Deutscher Fernsehfunk (DFF), từ 1972–1990 được gọi là Fernsehen der DDR hay DDR-FS, từng là cơ quan truyền hình nhà nước từ năm 1952.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cộng_hòa_Dân_chủ_Đức http://www.cbc.ca/sports/amateur/story/2006/12/13/... http://www.axishistory.com/index.php?id=5528 http://colnect.com/en/stamps/series/country/2979 http://www.country-studies.com/germany/population-... http://findarticles.com/p/articles/mi_m1052/is_n4_... http://www.germannotes.com/hist_east_wall.shtml http://sports.espn.go.com/oly/news/story?id=269603... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9D0... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?sec=hea... http://www.nytimes.com/2004/01/26/sports/otherspor...